Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều gắn với một cái tên. Tên doanh nghiệp thường do chủ doanh nghiệp đặt. Tuy nhiên, pháp luật quy định các nguyên tắc đặt tên cho doanh nghiệp và bắt buộc mọi doanh nghiệp phải tuân thủ. Trong bài viết lần này, EMC xin hướng dẫn quý khách hàng quan tâm về cách thức đặt tên cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
Trước khi đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham khảo và tra cứu tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữu liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. EMC sẽ hỗ trợ miễn phí quý khách hàng tra cứu sơ bộ.
Tên doanh nghiệp chia làm 3 loại bao gồm:
- Tên tiếng việt (tên thông thường)
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp.
Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.
- Loại hình doanh nghiệp: pháp luật Việt Nam quy định có 5 loại hình doanh nghiệp sau đây: Công ty trách nhiệm hữu hạn (được viết tắt là công ty TNHH); công ty cổ phần (được viết tắt là công ty CP); công ty hợp danh (được viết tắt là công ty HD); doanh nghiệp tư nhân (được viết tắt là DNTN).
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Lưu ý: Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tên trùng và tên gây nhầm lãn được hiểu như sau:
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn là tên tiếng việt của doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợ sau đây:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Như vậy, tên doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên là tên hợp pháp và được đăng ký.