BỘ TÀI CHÍNH GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ TT 200 - CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

09/12/2019 5,744

Vừa qua, Bộ tài chính đã ban hành công văn số 12568/BTC-CĐKT Giải thích nội dung Thông tư số 200/2014/TT-BTC bao gồm một số điểm đáng chú ý sau:

- Về việc ghi nhận doanh thu, giá vốn của các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ Ngoài Khoản 2 Điều 8 Thông tư 200 thì vấn đề này còn được quy định tại Điểm e Khoản 3.2 Điều 20 như sau: “e) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị, doanh nghiệp có th ghi nhận doanh thu tại thi điểm chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc tại thời điểm khi đơn vị hạch toán phụ thuộc bán hàng hóa, cung cp dịch vụ ra bên ngoài”.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, việc ghi nhận doanh thu, giá vốn đối với các giao dịch mua, bán hàng giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong nội bộ một doanh nghiệp là do doanh nghiệp quyết định mà không phụ thuộc vào hình thức chứng từ xuất ra là hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Quy định tại Điều 8 Thông tư 200 mang tính khuyến cáo, không mang tính bắt buộc.

- Hướng dẫn lập Báo cáo luân chuyển tiền tệ: Theo quy định TK 242 bao gồm cả khoản trả trước một lần tiền thuê đất không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình. Xét về bản chất, dòng tiền trả trước một lần tiền thuê đất hay dòng tiền phát sinh từ việc mua quyền sử dụng đất có thời hạn đều là dòng tiền hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nếu việc trả trước được thực hiện nhiều lần thì được phân loại là luồng tiền hoạt động kinh doanh. Do đó, chỉ tiêu “tăng, giảm chi phí trả trước” không bao gồm chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của tiền thuê đất trả trước một lần không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình (Thông tư 200 bị lỗi chính tả thiếu chữ “không”).

- Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả kinh doanh: Thông tư 200 có lỗi chính tả là thừa chữ “BĐSĐT”. Chỉ có chênh lệch thu - chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ mi được trình bày là theo số thuần trên ở chỉ tiêu thu nhập khác còn doanh thu về BĐSĐT được trình bày ở chỉ tiêu doanh thu, không trình bày ở chỉ tiêu thu nhập khác.

- Về chi phí trả trước: Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).

- Về thuyết minh Báo cáo tài chính: Việc thuyết minh BCTC cũng có thể áp dụng khái niệm trọng yếu để quyết định thuyết minh. Cần lưu ý rằng khi áp dụng khái niệm trọng yếu thì phải thuyết minh trong phần “Những thông tin khác” tại mục IX.7 của TMBCTC.

- Về ghi nhận doanh thu: Về nguyên tắc, doanh thu phải ghi nhận tương ứng vi nghĩa vụ đã phát sinh. Vì vậy doanh nghiệp không được ghi nhận doanh thu của hàng tặng, khuyến mại khi chưa giao hàng do chưa đảm bảo điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và theo đó DN không được ghi nhận một khoản trích trước giá vn hàng bán đi với hàng tặng, khuyến mại.

- Về trích trước khoản giảm trừ doanh thu: Theo nguyên tắc thận trọng chỉ có thể trích trước chi phí mà không thể trích trưc khoản giảm trừ doanh thu vì nếu đã xác định được s doanh thu bị giảm trừ thì phải ghi nhận doanh thu theo số thuần ngay; Trường hợp kỳ trước bán hàng, kỳ sau mi phát sinh khoản giảm trừ doanh thu thì áp dụng chuẩn mực kế toán về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Điều 81 Thông tư 200); Nếu khoản giảm trừ doanh thu thỏa mãn sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán thì được coi là sự kiện cần điều chỉnh và được điều chỉnh vào doanh thu kỳ bán hàng. Ngược lại, khoản giảm trừ doanh thu được điều chỉnh vào kỳ mà việc chiết khấu, giảm giá phát sinh.

- Về Bất động sản đầu tư: Thông tư 200 không yêu cầu hồi tố nên giá trị khấu hao lũy kế của BĐSĐT nm giữ ch tăng giá trước đây vẫn được trình bày trong chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” và thuyết minh thành một dòng riêng trên TM BCTC (vì sẽ phù hợp với quy định tại đoạn 25 VAS 05 và Khoản 1.8 Điều 39 là việc chuyển đổi mục đích sử dụng BĐSĐT không làm thay đổi nguyên giá của BĐSĐT trong việc xác định giá trị hay để lập BCTC); Thông tư 200 quy định doanh nghiệp phải ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT để phù hp với thông lệ quốc tế và khi BĐSĐT tăng tr lại thì doanh nghiệp được hoàn nhập tối đa bằng số đã ghi giảm trước đây.

- Về tuân thủ Chế độ kế toán Việt Nam: Theo Thông tư 200 thì không bắt buộc sổ kế toán của DN phải có cột tài khoản đối ứng vì Thông tư cho phép doanh nghiệp được tự quyết định biu mẫu sổ kế toán miễn là doanh nghiệp phải phản ánh trung thực và hp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Về thông tin so sánh trên BCTC: Tại Điểm d Khoản 4.2 Điều 69 thì khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp (theo Thông tư 179) chưa phân bổ hết trên TK 3387/242 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải kết chuyển toàn bộ số còn lại chưa phân b vào TK 515/635 ngay trong năm 2015 trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc kế toán trái phiếu chuyển đổi theo quy định của Thông tư 200 được thực hiện từ năm 2015 trở đi, đối với trái phiếu chuyn đổi đã phát hành từ những năm trưc không bắt buộc phải hồi tố để tính toán lại số dư.

- Về vốn hóa chi phí lãi vay: Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay đưc vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưi 12 tháng”. Thông lệ quốc tế không quy định cụ thể về thi gian đối với việc xây dựng tài sản dở dang là trên hay dưới 12 tháng nên để đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hp với thông lệ quốc tế là TSCĐ, BĐSĐT thường không phải là các tài sản sản xuất hàng loạt như hàng tồn kho. Vì vậy Thông tư 200 quy định vốn hóa kể cả khi thi gian xây dựng của tài sản dưới 12 tháng.

Tham khảo thêm: Dịch vụ Thiết Kế Website Nha Trang

- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp đều do Bộ Tài chính ban hành, vì vậy theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản do cùng một cơ quan ban hành quy định về cùng 1 vn đ thì văn bản ban hành sau sẽ thay thế văn bản đã ban hành trước đó.

Tải về chi tiết công văn tại đây