NGHỊ ĐỊNH 118/2015/NĐ-CP MỚI NHẤT HƯỚNG DẪN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

09/12/2019 1,276

          Vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, trong đó có các nội dung đáng chú ý về việc thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, ngành nghề kinh doanh có điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài…

1. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (Điều 44 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP)

- Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế.

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định trên thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (Điều 46 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP, Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu Tư).

Theo Nghị định này thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phn, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:

a, Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc:

b, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên[1] góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên hoặc tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

Các trường hợp trên quy định tại điểm a, b trên đây thì phải thực hiện thủ tục về đầu tư, sau đó mới tiến hành thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, các tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

3. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) (Điều 63 Nghị định 118/2015/NĐ-CP).

- Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh với hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hết hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực;

+ Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phn vốn góp thì thực hiện theo quy định nêu trên.

- Trường hợp điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Trường hợp điều chỉnh nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đng thời là Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo các quy định trên.

4. Kinh doanh có điều kiện (Khoản 6 Điều 2, Điều 10 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP).

- Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

+ Hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó;

+ Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy đnh về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thđó có quy định khác;

+ Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định. Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ này và các ngành, phân ngành dịch vụ này cũng đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.

5. Nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. (Điều 10 Nghị Định 118/2015/NĐ-CP)

6. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2015 và thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Chú thích:

[1] Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên (Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu Tư)

“a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.”

Theo EMC