NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

13/06/2020 1,686

Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhằm để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân tổ chức khác nhau. Nhãn hiệu có thể được tạo nên từ màu sắc, hình ảnh, từ ngữ hay được tạo nên bằng cách kết hợp các yếu tố trên. Đăng kí nhãn hiệu là việc tổ chức, cá nhân tiến hành những thủ tục để xác lập quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm hại đến nhãn hiệu của mình. Hiểu được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với một doanh nghiệp, EMC tổng hợp những lưu ý cần thiết sau để khách hàng có thể giảm bớt những sai sót không đáng có khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

1. Những việc cần lưu ý khi đặt tên nhãn hiệu

Đặt tên nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:

  • Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; 
  • Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. 
  • Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Doanh nghiệp cũng không được đặt tên nhãn hiệu có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

2. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu?

Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc “Tra cứu nhãn hiệu” một cách chính xác tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

Việc tra cứu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi đăng ký và giảm thiểu rủi ro.

3. Những quy định cần lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

- Mẫu nhãn hiệu không quá 8 x 8 cm, File, .jpg, .Png.

- Thông tin người nộp đơn:

     Chủ đơn: Thông tin chủ đơn cần được kê khai đầy đủ tại Ô số 2 của Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Vì tất cả thông báo, liên hệ và văn bằng bảo hộ đều được gửi về địa chỉ mà chủ đơn cung cấp.

- Thời gian đăng ký nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

  • Thẩm định hình thức (01-02 tháng);
  • Công bố Đơn trên Công báo (02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ);
  • Thẩm định nội dung (Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn);
  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (01-02 tháng).

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

4. Sử dụng nhãn hiệu

Doanh nghiệp sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

5. Căn cứ xác định sự vi phạm nhãn hiệu

- Xét trong cùng một nhóm ngành nghề kinh doanh hoặc kênh tiêu thụ.

- Yếu tố màu sắc, trật tự cấu trúc sắp xếp, bố trí các yếu tố trong nhãn hiệu.

- Ngữ nghĩa của nhãn hiệu. Cụ thể, không nên đặt tên một nhãn hiệu mà khi đọc “ngược lại” nghĩa của nó giống như tên một nhãn hiệu đã có trước đó. Hoặc dịch nghĩa nhãn hiệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà nghĩa giống với một nhãn hiệu đã có trước đó.

- Phiên âm nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu giúp xác định sự thành công của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký. Tuy vai trò nhãn hiệu quan trọng như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp chưa có biện pháp nhằm bảo vệ nhãn hiệu của mình.

Để giúp doanh nghiệp bảo hộ tốt nhãn hiệu của mình EMC có cung cấp dịch vụ về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sau:

  • Tư vấn và hỗ trợ thiết kế logo;
  • Tra cứu nhãn hiệu
  • Tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về pháp lý trong đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Quý khách sẽ không mất thời gian, công sức và đau đầu cho những thủ tục rườm rà. Lựa chọn EMC để nhận được những dịch vụ chuyên nghiệp nhất!

Tham khảo thông tin chi tiết Luật Sở Hữu Trí Tuệ