PHẠT NHƯ THẾ NÀO KHI VIẾT THIẾU CÁC NỘI DUNG TRÊN HÓA ĐƠN?(1)

09/12/2019 1,615

Hiện nay, việc viết thiếu các nội dung trên hóa đơn thường  xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nhận thức về hành vi vi phạm đó cũng như hậu quả mà mình phải gánh chịu. Chính vì vậy, chúng tôi viết bài này nhằm mục đích làm rõ vấn đề nêu trên.

2. Hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn tại mục 3 dưới đây (Điều 11 Thông Tư 10/2014/TT-BTC):

Hành vi vi phạm  Hình thức xử phạt
Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc nếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ 
Phạt cảnh cáo 
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định  
 Không bị xử phạt  
Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc khác không thuộc hai trường hợp trên. 
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng 

3. Các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đủ các nội dung (Khoản 3 Điều 4 Thông Tư 39/TT-BTC, Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông Tư 119/2014/TT-BTC) :

- Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp: Hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in. Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không cần phải có “đơn vị tính”.

- Trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nêu trên nhưng nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu thì người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung.

- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chi tiết xem tại Thông Tư 10/2014/TT-BTC

Chú thích:

[1] - Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn hoặc vi phạm hành chính về hóa đơn nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

- Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

 (Điều 3 Thông Tư 10/2014/TT-BTC)

Xem thêm Vi phạm sử dụng hóa đơn, Phạt mua bán hóa đơn

Theo EMC