QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG HƯU KHI THAM ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 2015

09/12/2019 790

Nghị định 115/2015/NĐ-CP vừa mới ban hành ngày ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó, có những điểm cần lưu ý về lương hưu và bảo hiểm xã hội một lần.

CHẾ ĐỘ LƯƠNG HƯU

Đối với điều kiện để hưởng lương hưu (Khoản 1 Điều 2, Điều 53, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 6 nghị định 115/2015/NĐ-CP):

Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

+ Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò. Công việc khai thác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

+ Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

- Quy định này không áp dụng đối với trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Mức lương hưu hằng tháng (Điều 7, 10 Nghị Định 115/2015/NĐ-CP):

- Mức lương hưu hằng tháng của người lao động bằng (=) tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân (x) với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

+ Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động được xác định như sau:

Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%; Như vậy, thời gian đóng BHXH của lao động nữ cần 30 năm và nam là 35 năm thì sẽ đạt tỷ lệ lương hưu tối đa là 75%.

Lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi thì:

Đối với nữ tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Đối với nam tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu  Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% 
2018  16 năm 
2019  17 năm 
2020 18 năm 
2021  19 năm 
Từ 2022 trở đi  20 năm 

 

         + Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

          Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Trong đó:

 Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm   =  Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm   x  Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng đã được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 
 
 
 

 

     

 

BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN:

Điều kiện được hưởng (Điều 9 Nghị Định 115/2015/NĐ-CP):

- Người lao động thuộc trường hợp hưởng lương hưu ở trên mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo him xã hội tự nguyện;

+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

+ Ra nước ngoài để định cư;

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

HIỆU LỰC THI HÀNH

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

- Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, Nghị định số 83/2008/NĐ-CP, Nghị định số 122/2008/NĐ-CP, Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg.

Chi tiết Nghị định xem tại đây

Theo EMC