QUY ĐỊNH MỚI VỀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Vừa qua, Luật Kế Toán năm 2015 được ban hành đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán. Chính vì vậy, chúng tôi viết bài này nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về điều kiện đối với một tổ chức, cá nhân được hành nghề kế toán.
1. Quy định cụ thể về khái niệm Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (Khoản 11 Điều 3 Luật Kế Toán 2015).
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (Điều 58 Luật Kế Toán 2015)
Nếu người nào đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:
- Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
3. Bổ sung quy định về khái niệm Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (Khoản 13 Điều 3 Luật Kế Toán 2015).
4. Sửa đổi quy định đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán (Điều 59 Luật Kế Toán 2015)
Theo quy định mới thì Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được tồn tại dưới một trong các loại hình sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH);
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ không còn được tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như trước đây nữa.
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập công ty nha trang và Dịch vụ kế toán nha trang
5. Bổ sung quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (Điều 60, 65 Luật Kế Toán)
Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 02 thành viên góp vốn (Công ty TNHH) hoặc 02 thành viên hợp danh (Công ty hợp danh) là kế toán viên hành nghề; đối với doanh nghiệp tư nhân thì phải ít nhất 02 kế toán viên hành nghề.
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty TNHH hoặc công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề; Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.
- Ngoài ra, đối với công ty TNHH còn phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức.
Lưu ý: Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thì không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.
6. Bổ sung quy định Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam (Điều Khoản 3 Điều 59 Luật Kế Toán 2015).
7. Bổ sung quy định phải thông báo cho Bộ Tài Chính những thay đổi sau (Điều 66 Luật Kế Toán 2015)
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
- Danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;
- Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại mục 5 nêu trên;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
- Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây:
- Danh sách kế toán viên hành nghề;
- Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
8. Bổ sung quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (Điều 67 Luật Kế Toán 2015).
9. Luật cũng đã bổ sung, quy định rõ ràng đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng (Điều 56 Luật Kế Toán 2015).
Theo đó, việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản.
Đơn vị kế toán thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo luật định.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
10. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ Kế toán (Điều 67 Luật Kế Toán 2015).
Đối với Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán |
Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại mục 5 trên đây trong 03 tháng liên tục; |
Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng. |
|
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán |
Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; |
Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục; |
|
Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định đối với trường hợp bị đình chỉ nêu trên trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ; |
|
Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán; |
|
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương; |
|
Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật; |
|
Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. |
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
Đối với hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán |
Sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng. |
Chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán |
Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục; |
Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm đối với trường hợp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán nêu trên trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ |
|
Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán |
|
Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật; |
|
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; |
|
Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. |
Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
- Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
- Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
- Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
- Không thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
- Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
- Bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
- Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
11. Các hành vi bị cấm (Điều 13 Luật Kế Toán 2015).
Đối với bên cung cấp dịch vụ kế toán không được thực hiện hành vi:
Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định theo mục 2 nêu trên.
Còn đối với bên sử dụng dịch vụ kế toán không được thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
12. Hiệu lực thi hành
Luật Kế Toán 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Luật kế toán 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Để tìm hiểu thêm những quy định mới khác của Luật Kế Toán năm 2015, cụ thể xem tại bài viết những điểm mới nhất của luật kế toán 2015
Theo EMC