QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG VỀ TRÍCH LẬP CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG

09/12/2019 13,752

Quy định về các khoản dự phòng và thực hiện trích lập dự phòng đúng quy định pháp luật là điều mà Doanh nghiệp, Giám đốc, những người làm kế toán cần phải biết. Bởi vì các khoản dự phòng không chỉ được đưa vào chi phí khấu trừ thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không cần hóa đơn đỏ, mà còn làm cơ sở tiêu chuẩn để xác định các khoản tổn thất trong doanh nghiệp.

Nhằm mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp những kiến thức mới nhất và hữu ích về việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Công ty EMC chúng tôi đã thực hiện bài viết dưới đây để tổng hợp các quy định trong Thông tư số 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính về trích lập và xử lý các khoản dự phòng:

1.   Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Đây là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn, đảm bảo các điều kiện như sau:

-  Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả (Chứng từ gốc Hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng, Đối chiếu công nợ, văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi; Bảng kê công nợ…)

-  Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo thỏa thuận của các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không trả được nợ đúng hạn:

* Tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh;

* Đối tượng nợ đang bị truy tố, giam giữ, xét xử, thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc đã chết.

* Khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú;

* Khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án.

+ Các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ, thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên hoặc theo cam kết gần nhất giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Mức trích lập dự phòng:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

-  Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàn hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàn hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên

- Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

2. Dự phòng giảm giá hàn tồn kho

Đây là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàn tồn kho.

Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàn hóa, hàn mua đang đi đường, hàn gửi đi bán, hàn hóa kho bảo thuế, hành phẩm mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật; Hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Mức trích lập dự phòng:

Trong đó:

-  Giá gốc hàn tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàn tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàn tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn hành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

3. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư:

Đây là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).

So với Thông tư 228/2009/TT-BTC, Thông tư 48 đã mở rộng hơn phạm vi các khoản tổn thất đầu tư phải tiến hành trích lập dự phòng, không chỉ dừng lại ở những tổn thất về đầu tư tài chính mà bao hàm những tổn thất do suy giảm giá trị khoản đầu tư nói chung của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp.

3.1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán:

Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có đủ các điều kiện sau:

- Là chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư.

- Là chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm giá chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường xác định như sau:

+ Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng hoặc tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán được tính theo cách thức trích lập dự phòng của các khoản đầu tư khác.

Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.

3.2 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác:

Đối tượng lập dự phòng là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

Mức trích lập dự phòng:

Trong đó:

- Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp do Bộ Tài chính ban hành.

- Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng do Bộ Tài chính ban hành.

4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Đây là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.

Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Mức trích lập dự phòng:

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành.

Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 05% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá 05% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.

Trên đây là một số điểm Doanh nghiệp cần lưu ý khi lập trích lập dự phòng. Doanh nghiệp cần xác định đúng các tổn thất được lập dự phòng, mức lập dự phòng đối với từng khoản để làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.