TRỐN THUẾ HAY TRÁNH THUẾ

21/12/2021 6,254

 THUẾ là một vấn đề lớn mà các Doanh nghiệp luôn cảm thấy đau đầu. Vì nộp thuế là một trách nhiệm, nhưng cũng là một loại chi phí. Doanh nghiệp luôn muốn tiết kiệm chi phí đến mức tối đa nhưng cũng không muốn vi phạm luật thuế.

Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp (DN). Vậy làm thế nào để các DN tránh thuế nhưng vẫn trong khuôn khổ quy định của Pháp luật.

Hiện nay có nhiều DN vẫn chưa hiểu đúng các phương pháp tối ưu hóa chi phí thuế trong khuôn khổ quy định của pháp luật dẫn tới hành vi trốn thuế. Bài viết sau đây sẽ giúp DN phân biệt được “trốn thuế” “tránh thuế”, đồng thời đưa ra một số phương pháp lập kế hoạch về thuế để DN có thể tối ưu hóa chi phí thuế đúng pháp luật.

1. Phân biệt giữa trốn thuế và tránh thuế:

- Trốn thuế là gì? Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Có hai động thái chính là:

  • Giấu thông tin mà lẽ ra phải cung cấp cho cơ quan nhà nước. Ví dụ: bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu;
  • Tạo ra thông tin không có thật. Ví dụ: mua hoá đơn để tăng chi phí được khấu trừ thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Tội trốn thuế và xử phạt hành vi trốn thuế

- Tránh thuế là gì?  Tránh thuế hay cách khác là tối ưu hóa chi phí thuế: là việc sử dụng các phương thức trong khuôn khổ của pháp luật để giảm thiểu chi phí thuế, ví dụ như việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch.

Trong khi “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật thì “ tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật.

Trốn thuế hay tránh thuế? EMC tư vấn phương pháp lập kế hoạch về thuế theo Luật

EMC- DỊCH VỤ TƯ VẤN & HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Thành Lập Doanh Nghiệp cần chuẩn bị những gì? Loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, vốn, tỷ lệ vốn góp thế nào là phù hợp?

Xem thêm

2. Một số phương pháp lập kế hoạch về thuế

Lập kế hoạch thuế là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hoá, chứ không phải là giảm thiểu hoặc không nộp thuế. Giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc vi phạm pháp luật về thuế. Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hóa số thuế phải nộp.

Hiện nay, có 04 phương pháp thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế bao gồm:

- Phương pháp 01 - thời điểm: là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn;

VD: Tại TT78/2014/TT-BT & TT12/2016/TT-BTC quy định “Trong thời hạn 5 năm kể từ khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% nguồn Quỹ PTKH&CN đã trích lập hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải nộp thuế TNDN tính trên tiền quỹ còn lại. Doanh nghiệp hoàn nhập trong thời gian 5 năm thì không phải nộp tiền lãi.

Xem thêm: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Để giảm thuế TNDN phải nộp trong 4 năm đầu tiên, DN thường trích lập quỹ PTKD & CN, đến năm thứ 5 hoàn nhập lại. Như vậy năm thứ 5 DN sẽ chịu tính TNDN tăng thêm, nhưng không phát sinh lãi trả chậm.

- Phương pháp 02 - chuyển lợi nhuận: là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp.

VD: Một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, trong đó có địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách miễn giảm thuế. Thay vì thành lập địa điểm hoặc chi nhánh thì doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp mới tại địa bàn khó khăn để được hưởng chính sách miễn giảm thuế. Tuy nhiên với phương pháp này doanh nghiệp rất dễ phát sinh giao dịch liên kết, nếu không có hiểu biết sâu về kế toán và thuế doanh nghiệp có khả năng bị ấn định giá giao dịch, khi này sẽ phát sinh một khoản thuế rất lớn.

- Phương pháp 03 - chuyển đổi giao dịch: là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.

VD: Một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, DN muốn giải thể và bán tài sản. Đối với giao dịch bán tài sản doanh nghiệp sẽ chịu 10% thuế GTGT và 20 % thuế TNDN. Thay vì lựa chọn giao dịch như trên, DN có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân mua. Nếu giá chuyển nhượng vốn bằng với giá trị vốn góp thì DN không phát sinh các khoản thuế phải nộp.

- Phương pháp 04 - chuyển đổi đối tượng: là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế

VD: Ông A có 3 mảnh đất, muốn bán cho ông B 1 mảnh, giao dịch này sẽ chịu thuế TNCN bằng 2% * giá chuyển nhượng. Sử dụng phương pháp chuyển đổi đối tượng Ông A sẽ thực hiện tặng cho con trai – Ông C mảnh đất, Ông C bán cho ông B. Nếu ông C chỉ có 1 mảnh đất đó là duy nhất sẽ được miễn thuế TNCN.

EMC- DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐƯỢC BỘ TÀI CHÍNH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Xem thêm: dịch vụ kế toán thuế giúp tối ưu hóa chi phí thuế cho doanh nghiệp

Tóm lại, DN cần phân biệt rõ ràng các hành vi trốn thuếtối ưu hóa chi phí thuế để điều hành các DN, tổ chức một cách có hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để tối ưu hóa chi phí thuế, bạn nên nắm vững và vận dụng các phương thức trên để sao cho tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tổ chức và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Nếu không đủ nguồn lực, kiến thức để hiểu rõ được các phương pháp trên, DN nên thuê 1 bên uy tín và chuyên nghiệp về lĩnh vực kế toán, thuế để giúp DN tối ưu hóa chi phí thuế 1 cách tốt nhất và đúng pháp luật.