CON ĐƯỜNG NÀO CHO HỘ KINH DOANH

11/03/2022 1,105

MỤC LỤC

✨Từ năm 2022, với các quy định mới của pháp luật, các hộ kinh doanh (HKD) lớn (HKD có số lao động từ 50 người trở lên và doanh thu từ 30 triệu đến 100 triệu trở lên) hoặc HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai, phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, tự xuất hoá đơn, tự kê khai thuế và lập chứng từ sổ sách kế toán tương tự như doanh nghiệp. Với những quy định này, nhiều HKD đang lúng túng, không biết phải đi theo hướng nào cho phù hợp. Công ty Tư Vấn Quản Lý Doanh Nghiệp (EMC) là đơn vị hành nghề dịch vụ kế toán do bộ tài chính cấp phép, xin đưa ra một số giải pháp để các HKD lựa chọn như sau:

Giải pháp 01: Chuyển đổi HKD lên doanh nghiệp.

Đối với Hộ kinh doanh (HKD) lớn có mong muốn phát triển mở rộng quy mô như: mở thêm nhiều cửa hàng, nhiều lĩnh vực hoạt động ở nhiều địa bàn hoặc tỉnh khác nhau; có nhu cầu vay vốn, nhận góp vốn, … thì việc chuyển đổi lên doanh nghiệp là giải pháp phù hợp nhất, bởi vì:

  • HKD lớn phải xuất hoá đơn, khai báo thuế theo phương pháp tự khai và thực hiện công tác kế toán tương tự như doanh nghiệp;
  • HKD không có tư cách pháp nhân, nên không tự mình để ký hợp đồng vay vốn ngân hàng; không được huy động vốn góp của các cá nhân, tổ chức như doanh nghiệp;
  • HKD không được mở chi nhánh, cửa hàng ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau như doanh nghiệp.

Giải pháp 02: Tiếp tục hoạt động theo hình thức Hộ kê khai.

Đối với những HKD lớn không có nhu cầu vay vốn, huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thêm chi nhánh, cửa hàng mà chỉ muốn duy trì hoạt động kinh doanh ở một địa điểm nhất định, thì việc tiếp tục hoạt động ở dạng HKD kê khai là phù hợp hơn, bởi vì:

  • Theo quy định của pháp luật, thì HKD lớn phải nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và không cần lập chứng từ, sổ sách kế toán như một doanh nghiệp;
  • HKD nộp thuế theo hình thức khấu trừ thì không phải đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử bắt buộc giống như các doanh nghiệp từ 1/7/2020;
  • Các thủ tục pháp lý, các quy định của pháp luật về thành lập, hoạt động, thay đổi giấy phép, tạm ngừng, giải thể, chuyển nhượng vốn, … của doanh nghiệp phức tạp hơn đối với HKD.

Giải pháp 03: Đăng ký hoạt động theo hình thức HKD kê khai.

Đối với HKD khoán có nhu cầu sử dụng hoá đơn thường xuyên thì nên đăng ký hoạt động theo hình thức Hộ kê khai, bởi vì:

  • HKD khoán là nộp thuế theo hình thức khoán, không được mua, in hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn như HKD tự khai;
  • HKD khoán muốn xuất hoá đơn phải lên cơ quan thuế để mua hoá đơn theo từng lần phát sinh;
  • Việc phải thường xuyên lên cơ quan thuế để mua hoá đơn cho mỗi lần bán hàng mà khách hàng cần lấy hoá đơn là rất phức tạp và mất thời gian. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng và tốn kém chi phí.

Giải pháp 04: Hoạt động theo hình thức HKD khoán.

Đối với HKD khoán có quy mô nhỏ, siêu nhỏ; có số lượng hóa đơn cần xuất quá ít, chỉ vài tờ trong một năm thì nên tiếp tục kinh doanh và đóng thuế theo hình thức khoán. Khi nào có khách hàng cần lấy hóa đơn thì chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục mua bán, đồng thời cùng với người mua đến cơ quan quản lý thuế để đăng ký mua hóa đơn điện tử.

Trên đây là những giải pháp chúng tôi gợi ý để các HKD lựa chọn. Nếu chủ HKD có nhu cầu tư vấn chi tiết theo đặc thù HKD của riêng mình thì vui lòng liên hệ trực tiếp với EMC. Với kinh nghiệm 2 năm chuyên tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp và HKD trong các lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ các HKD./.