HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP LẬP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KHUYẾN MẠI DỊP CUỐI NĂM 2022

29/11/2022 533

Vào dịp cuối năm, số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký chương trình khuyến mại tăng mạnh. Do đó, để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, các chương trình khuyến mãi cần được đăng ký hoặc thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về khuyến mại. Công TNHH Tư Vấn Quản Lý Doanh Nghiệp (EMC) tóm tắt một số nội dung nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các bước lập hồ sơ đăng ký khuyến mại dịp cuối năm 2022 và chuẩn bị đón tết cổ truyền Tân Mão.

  1. Hoạt động khuyến mại là gì?
    Khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật quy định. Đây là hoạt động doanh nghiệp dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại mà lợi ích thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử. Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
  2. Các hoạt động khuyến mại nào cần làm hồ sơ đăng ký?

    Trong Mục 2, Chương II Nghị định 81/2018/NĐ-CP có nêu các hình thức cần làm hồ sơ đăng ký khuyến mãi bao gồm:
          a) Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
          b) Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
          c) Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó.
          d) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ.
          e) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo tỷ lệ và giải thưởng đã công bố.
          f) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình khuyến mại mang tính may rủi. (mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố).
          g) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
          h) Các hình thức khuyến mại khác như khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

  3. Những loại hàng hóa, dịch vụ nào được phép dùng để khuyến mại?

    Căn cứ theo khoản 1, Điều 5 nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng đề khuyến mại như sau: Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật.

  4. Hồ sơ đăng ký khuyến mại gồm những gì?

    Khi doanh nghiệp áp dụng hình thức khuyến mại hàng hóa hóa, dịch vụ thì phải thực hiện thủ tục đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về khuyến mại xác nhận trước khi thực hiện. Để đăng ký khuyến mại, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
         a) Thông báo thực hiện khuyến mại (theo mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
         b) Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (theo mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
         c) Thể lệ chương trình khuyến mại (theo mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
         d) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng.
         e) Bản sao giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật (Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại).
         f) Văn bản ủy quyền cho người thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục nếu không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  5. Nộp hồ sơ đăng lý cho cơ quan nào? ở đâu?

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký khuyến mại của doanh nghiệp bao gồm Sở Công thương và Bộ Công thương. Tùy thuộc vào hình thức khuyến mại doanh nghiệp thực hiện là gì và phạm vi tổ chức chương trình ở những đâu mà cơ quan xử lý sẽ có sự khác biệt nhất định. Doanh nghiệp khi áp dụng hình thức khuyến mại thì sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện đến:
         a) Sở Công thương nơi tổ chức thực hiện khuyến mại nếu doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
         b) Bộ Công thương nếu doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

  6. Đối với các hình thức khuyến mại khác với quy định trong  Mục 2 Chương II Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp làm như thế nào?

    Đối với các hình thức khuyến mại khác thì doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Bộ Công thương. Thành phần hồ sơ bao gồm:
         a) Thông báo thực hiện khuyến mại (Mẫu số 01 ban hành Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP)
         b) Văn bản ủy quyền cho người thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục nếu không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  7. Có trường hợp nào không phải thông báo thực hiện khuyến mại theo quy định trên đây hay không?

    Doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thông báo thực hiện khuyến mại khi:
         a) Doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
         b) Doanh nghiệp chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến./.