HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, CHỨNG TỪ, SỔ KẾ TOÁN VỚI HỘ KINH DOANH TỪ 01/01/2022
Từ ngày 01/01/2022, việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh (HKD) sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC. Nhằm giúp các HKD, cá nhân kinh doanh (đặc biệt với các HKD sắp tới phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai) nắm được những nội dung quan trọng của quy định mới cũng như hiểu rõ hơn những thay đổi của Chế độ kế toán của HKD, từ đó vận dụng đúng và hiệu quả trong công việc kinh doanh. EMC đã tổng hợp một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
1.Hộ kinh doanh được lựa chọn chế độ kế toán
- Đối tượng áp dụng Thông tư số 88/2021/TT-BTC là các HKD, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai. Tức là:
+ HKD, cá nhân kinh doanh quy mô lớn (là HKD, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau: HKD, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên);
+ HKD, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.).
- Theo quy định tại Thông tư này thì các HKD được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ sao cho phù hợp với nhu cầu quản lý cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
- Mặt khác, các HKD khác không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thì được khuyến khích áp dụng theo Thông tư này.
2.Chủ HKD tự quyết định người làm kế toán
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định rõ, việc bố trí người làm kế toán của HKD do người đại diện HKD quyết định. Có thể bố trí: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán.
- Còn hiện nay, tại Quyết định 169/2000/QĐ-BTC chỉ nêu các HKD phải bố trí người có hiểu biết nghiệp vụ kế toán để giữ và ghi sổ kế toán.
3.Hướng dẫn về chứng từ kế toán
- Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán/kế toán điện tử của HKD, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán..
- Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
- HKD, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
STT | Tên chứng từ | Ký hiệu |
I | Các chứng từ quy định tại Thông tư này | |
1 | Phiếu thu | Mẫu số 01-TT |
2 | Phiếu chi | Mẫu số 02-TT |
3 | Phiếu nhập kho | Mẫu số 03-VT |
4 | Phiếu xuất kho | Mẫu số 04-VT |
5 | Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động | Mẫu số 05-LĐTL |
II | Các chứng từ quy định theo pháp luật khác | |
1 | Hóa đơn | |
2 | Giấy nộp tiền vào NSNN | |
3 | Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng | |
4 | Ủy nhiệm chi |
Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư 88 được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.
4.Hướng dẫn về sổ kế toán
- Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán/ kế toán điện tử, sửa chữa sổ kế toán của HKD, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 Luật Kế toán.
- HKD, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
STT | Tên sổ kế toán | Ký hiệu |
1 | Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ | Mẫu số S1- HKD |
2 | Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa | Mẫu số S2- HKD |
3 | Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh | Mẫu số S3- HKD |
4 | Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN | Mẫu số S4- HKD |
5 | Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động | Mẫu số S5- HKD |
6 | Sổ quỹ tiền mặt | Mẫu số S6- HKD |
7 | Sổ tiền gửi ngân hàng | Mẫu số S7- HKD |
Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư. Trường hợp HKD, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì HKD, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.
5.Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế
Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các HKD, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, từ ngày 01/8/2021, việc xác định doanh thu, chi phí… của HKD được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THÁNG
Liên hệ
-
1.Thiết kế hệ thống kế toán phù hợp
-
2.Thu thập hóa đơn, chứng từ hàng tháng
-
3.Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
-
4.Tư vấn, lập và gửi báo cáo thuế
-
5.In & đóng chứng từ hàng tháng, quý
-
6.Gửi thư tư vấn cho KH
-
7.Lập Báo cáo tài chính, quyết toán thuế
-
8.Bàn giao hồ sơ, sổ sách, chứng từ
-
9.Giải trình thuế
-
10.Tư vấn về kế toán quản trị
-
11.Tư vấn luật thuế, Kế toán, luật LĐ, ....
-
*** Phí dịch vụ căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, số lượng hóa đơn chứng từ đầu vào đầu ra, chứng từ ngân hàng và các chứng từ gốc khác liên quan làm cơ sở hạch toán hàng tháng.